NGƯỜI TU THIỀN

                                                               Nguyễn Nhật Tâm

                                                  Khởi bút 03 giờ 25 phút, ngày 06/12/2024

Phàm những người tu thiền, mục đích hướng tới là gì?

Có phải để thân được khỏe, tâm được an, để trí được minh và để tính được định không?

Vậy muốn có được điều đó, cần phải làm gì?

Trước tiên cần phải kết nối được với nguồn dưỡng khí, linh khí. Đây chính là nguồn năng lượng giúp NGƯỜI TU THIỀN khai minh mở tuệ, giúp khai mở tất cả các giác quan để cảm được, để thấu được những gì là tốt đẹp và tránh được những gì là không tốt.

Với những người đang đi trên con đường đạo, đang trong quá trình tu luyện, tâm chưa được đủ, đức chưa được đầy, khi trở về với người mẹ thiên nhiên, thì cầu nguyện thế nào?

Phải chăng nên cầu nguyện sao cho tâm được đủ, đức được đầy, chứ chưa thể dùng câu:

“Tâm sáng soi như vừng Nhật Nguyệt

Ý toả ra như Ngọc Minh Châu”

Như vậy cùng là ngồi thiền, cùng là cầu nguyện nhưng mỗi người lại có phát nguyện khác nhau, mỗi người lại nhận được thứ riêng cho mình trên con đường tu luyện.

Khí thiêng của Trời của Đất không phải của riêng ai. Vậy thì chỉ những người nào kết nối được với nguồn năng lượng tịnh trong thì mới gọi là dưỡng khí công. Cũng vẫn là ngồi thiền, nhưng không kết nối được thì chỉ giữ được cho cái thân khỏe, tâm an thôi, còn chưa được khai đạo, mở đạo, dẫn đạo, hướng đạo.

Vậy thì không phải ai cũng được khai mở để kết nối, đón nhận và hòa hợp với nguồn dưỡng khí của Trời của Đất. Đủ duyên thì mới được nhận mà việc ấy còn tùy thuộc vào: Âm phúc của tiên tổ, gia tộc người đó; Cái duyên lành của người ấy từ tiền kiếp; Công quả của người đó rèn luyện. Và với những người có sứ mệnh đặc biệt thì còn tùy thuộc vào Thiên cơ, vận nước. Cho nên mới nói là chọn nhân dạy đạo.

Mỗi người, xuống cõi trần gian này là thêm 1 kiếp người, là thêm 1 lần để có cơ hội tu nhân, tích đức, để hoàn thiện bản thân mình… để khi hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thành thiên chức của mình thì sẽ được trở về với nguồn cội của cha ông tiên tổ.

Cơ thể con người là nơi chứa đựng, tất cả các đường huyết mạch có thể kết nối được với Thiên với Địa. Khi tìm hiểu về cơ thể con người thì có thể biết được tất cả các huyệt, các mạch như: Mạch Nhâm, mạch đốc, bảy luân xa, mười ba bí huyệt, hai mốt chân huyệt, 360 cửa huyệt, 8 vạn 4 ngàn lỗ chân lông… Nhưng những thứ đó, mới dừng lại gọi là huyết khí, bên trong cơ thể. Còn một điều vô cùng quan trọng với người tu thiền là phải biết kết nối. Kết nối với những điều đang diễn ra ở ngoài cơ thể con người. Đó là đất, là nước, là núi, là sông, là rừng, là biển, là cỏ, là cây, là hoa, là lá…

Ngồi trước mặt Trời thì phải kết nối với mặt Trời. Ngồi dưới mặt Trăng thì phải kết nối với mặt Trăng. Ngồi trên mặt Đất thì phải kết nối với mặt Đất. Tắm trong nước thì phải kết nối với dòng nước chảy… Đấy chính là phong thủy.

Bây giờ nói về cơ thể con người theo góc độ phong thủy: Mắt là mặt trời; Tâm là mặt trăng; Đầu là thiên; Chân là địa; Tay là thiên thủ thiên nhãn…Và toàn bộ cơ thể con người là 1 tiểu vũ trụ mà chứa đựng trong đấy muôn vàn nguồn năng lượng.

Ban ngày thì các giác quan mở ra là các giác quan của người thường. Mắt có thể nhìn, mũi có thể ngửi, tai có thể nghe, lưỡi có thể cảm nhận được vị giác, da có thể cảm nhận được xúc giác…

Còn khi màn đêm buông xuống thì các giác quan đời thường sẽ đóng lại và cơ thể con người mở ra những thứ bên trong.

Thức ăn, con người ăn vào để giữ cho cơ thể sống. Còn ngủ thì con người lại nạp nguồn khí năng lượng của tự nhiên. Vậy để nuôi cơ thể này thì con người ăn ban ngày và nhận khí ban đêm. Tất cả để nuôi dưỡng thể xác và tinh thần sao cho thanh thản.

Vậy là thức mà là ngủ, mà ngủ lại là thức.

Vậy có lúc nào thức không, có lúc nào ngủ không?

Không lúc nào thức, chẳng lúc nào ngủ, lúc ngủ là thức, lúc thức là ngủ.

Có 1 điều đơn giản thế thôi mà sao không hiểu, cứ mở mắt ra mới gọi là thức, cứ nhắm mắt vào mới gọi là ngủ. Có người còn mê ngay trong lúc thức, còn có người tỉnh trong giấc ngủ.

Với những người đang học đạo thì không thức cũng chẳng ngủ, vì đã học thì không ngừng không nghỉ, không có ngày, không có đêm, không có sáng, không có tối chỉ có học và học.

Đạo cao thì đức sáng, đạo đủ thì tâm đầy, đạo đức đủ đầy thì sáng thêm trí tuệ.

Chỉ cần hiểu ngộ đường đi của đạo muôn ngàn lối nhưng đi bằng cách nào thì do mình hết đấy. Và cần nhớ kỹ câu này: “Phải lấy tĩnh để khắc động. Còn động là còn chưa hoàn thành xong công việc”

Bài viết được Nhật Tâm tổng hợp thông qua sự đón nhận lời chỉ dạy của các thầy với sự giải mã thông tin từ Nhà Văn hóa tâm linh Phan Oanh và học trò Vũ Thị Huệ.

Hoàn thành lúc 04 giờ 15 phút ngày 06/12/2024. Tức ngày mồng 6 tháng 11 năm Giáp Thìn./.

CLB THIỀN DƯỠNG SINH TÂM THỂ NGUYỄN ĐỨC CẦN

 * ĐC: số 15, ngõ 24, phố Lụa, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, TP Hà Nội, Việt Nam

* Chủ nhiệm CLB Thạc sỹ Nguyễn Văn Lợi – Pháp danh Nguyễn Nhật Tâm. Hot line: 076 205 1968 (ZALO)

* Đăng ký học Thiền, mời bạn tham gia nhóm: ĐĂNG KÝ HỌC THIỀN – CLB NĐC trên ZALO bằng cách nhấn vào các đường link dưới đây – https://zalo.me/g/ynhsnd218

– Tìm hiểu về CLB https://www.youtube.com/channel/UCAB0c6DZqb8yz8hKlh8qYOg

https://www.youtube.com/watch?v=GKii4J6Gmzs&list=PL3ftffjzgjFJgsmDUVlrKzMxeExnnR7kA

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhắn Zalo
Gọi ngay