HÀNH TRANG CHO NGƯỜI RA ĐI – Phần 01

Nếu một vòng đời là một vòng tròn có 3600 thì hiện nay chúng ta mới quan tâm đến 359 độ thôi, còn một độ nữa, ứng với vòng đời là khi chúng ta chết thì hầu như mọi người không quan tâm để ý đến. Có lẽ bởi nguyên do mọi người đều sợ chết cho nên không ai muốn quan tâm đến nó thì phải.

Đó, thật là một sai lầm lớn. Chúng ta không nên sợ mà hãy quan niệm rằng đó chính là hành trang cuộc sống mà mỗi người chúng ta cần phải có. Đó chính là những kiến thức cần thiết để chúng ta đi đến đâu, cần loại hành trang nào là chúng ta chỉ việc rút ra. Những điều chúng ta cần phải có là lúc nào cũng có sẵn trong đầu chúng ta rồi. Đó chính là cách đào tạo giáo dục để trở thành con người toàn năng. Vâng, toàn năng chứ không phải là toàn diện, chưa nói chuyện đến bây giờ chúng ta đào tạo thuần dương, thiếu âm. Cho nên nếu âm là chuẩn mực, dương là vận hành thì chúng ta mới chỉ quan tâm đào tạo sự vận hành, không quan tâm đào tạo sự chuẩn mực. Hậu quả là cả hành tinh này nhiễu loạn chứ không phải chỉ có ở Việt Nam.

Ngày xưa các cụ tiễn sỹ được khắc bia trong Văn Miếu – Quốc Tử Giám, được đào tạo trên phải tường thiên văn, dưới phải tỏ địa lý. Đấy chính là những môn học cơ bản, rồi sau mới giỏi chuyên môn. Tức là trục tung và trục hoành, các cụ đều phải thuần thục cả. Hai trục tung, trục hoành ấy bây giờ chúng ta gọi là nhân sinh quan và vũ trụ quan. Cái triết học cơ bản chúng ta học nhưng mà nhận thức của chúng ta gần như bị lệch tâm.

Cổ xưa, các cụ đã nói qua cầu nào thì biết cầu ấy. Và cái câu này là câu thế gian. Còn xuất thế gian, là chưa qua cầu mà tôi đã vẽ được cầu thì đấy mới là người giỏi. Chẳng hạn tôi chứng kiến công việc của nhà anh, ra bài học của nhà tôi. Tôi đối mặt với công việc của nhà anh, tôi giúp anh, nhưng tôi học được rất nhiều từ công việc của nhà anh và trở thành bài học của nhà tôi. Khi nhà tôi rơi vào trường hợp na ná như thế thì tôi đã có nhận thức đầy đủ tròn trịa để tôi biết xử lý. Thậm chí tôi còn biết phân loại thông tin. Thông tin nào cần phải trân trọng, thông tin nào cần phải loại trừ.

 

NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẰNG SAU CÁI CHẾT

Thứ nhất: Phải cúng cơm, cúng trong vòng 49 ngày theo đúng tập tục của người Việt cổ. Chỉ 49 ngày, yêu mấy, quý mấy cũng không cúng đến 100 ngày, vì từ ngày thứ 50 là thừa.

Tại sao lại như vậy?

Vì ngày thứ 49 là ngày định nghiệp (trong kinh nhà Phật nói như vậy). Nếu phiên âm ra, ngày thứ 49 là ngày đi đăng ký hộ khẩu chính thức. Nếu các cụ cao công, đức lớn thì mời các cụ về cõi sáng. Tức là về cõi Trời. Còn nếu như các cụ mà tội nhiều, công ít thì mời cụ đi về cõi tối. Tức là đi xuống địa ngục. Nhưng dù các cụ có về cõi sáng hay cõi tối thì các cụ đều phải làm một nhiệm vụ là bị nghị án trước một toà án của Trời Đất. Người ta gọi là các Vua Diêm Vương.

Tuần thứ nhất, đối mặt với ông Diên Vương số 1, để xét công, tội làm con.

Tuần thứ hai, đối mặt với ông Diên Vương số 2, để xét công, tội làm vợ, làm chồng.

Tuần thứ ba, đối mặt với ông Diên Vương số 3, để xét công, tội làm bố, làm mẹ.

Tuần thứ tư, đối mặt với ông Diên Vương số 4, để xét công, tội với quốc gia.

Tuần thứ năm, đối mặt với ông Diên Vương số 5, để xét công, tội với vũ trụ, đất trời.

Đây là 5 mối quan hệ cơ bản trong 5 ngón tay: đạo làm con; đạo làm vợ chồng; đạo làm cha mẹ; đạo làm công dân và đạo với thiên nhiên. Và năm bẩy ba nhăm là có thể đưa các cụ lên chùa. Cho nên đủ 35 ngày chúng ta có thể đưa các cụ lên chùa vì đã xét đủ 5 mối quan hệ cơ bản.

Tuần thứ 6 là công và tội với huynh đệ trong nhà.

Tuần thứ 7 là công và tội với nô bộc, bạn bè.

Bẩy mối quan hệ, bẩy bẩy bốn chín ngày nghĩa là như vậy. Nghị án xong 7 mối quan hệ này là các cụ có thể đi định nghiệp được rồi.

 

Nguyễn Nhật Tâm thực hiện

(Bài viết được hoàn thành trên cơ sở tư liệu buổi đàm đạo với nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh )

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhắn Zalo
Gọi ngay